Cây hẹ hoa (Allium tuberosum) có nguồn gốc hoang dại ở vùng Trung và Bắc Á, được người Trung Quốc đưa về trồng khoảng 200 năm trước Công nguyên. Từ đó cây hẹ hoa được phát triển sang các vùng Đông và Đông Nam Á.
Cây hẹ hoa có có hình thái, hương vị và thành phần dinh dưỡng và tích chất dược liệu giống như cây hẹ thường, tuy nhiên loài này khó thích nghi môi trường hơn nên chủ yếu được trồng, trong khi hẹ thường có thể mọc hoang dại.
Mục đích thu hoạch của hẹ hoa là phần thân mang cuống hoa và nụ hoa thay vì chỉ thu hoạch lá như hẹ thường. Có thể thu hoạch lá khi hẹ chưa ra hoa, lá hẹ hoa cũng làm rau như lá hẹ thường, nhưng không có hiệu quả kinh tế hơn.
Một số nhà khoa học cho rằng hẹ hoa do sự chọn lọc chuyên hóa từ cây hẹ thường, trong di truyền học phân tử giữa hai loài này không có sự khác biệt lớn.
Các nước trồng nhiều hẹ hoa ở Châu Á gồm có: Trung Quốc, Tibet, Mông cổ, Nepal, Pakistan, ở châu Âu như Cộng hoà Séc, Hungary, Nga.
Ở Việt Nam cây hẹ hoa được trồng trong cả nước, từ đồng bằng đến vùng núi.
Bông hẹ nếu chưa ăn chắc các bà nội trợ đều nghĩ rằng mùi vị có lẽ sẽ hăng như lá hẹ. Vậy mà không phải, khi được xào lên, bông hẹ mùi thơm, ăn ngọt và giòn.
Canh bông hẹ nấu với thịt hoặc với đậu hủ non ăn rất mát có thể chữa được các chứng rôm sảy, mụn nhọt,nóng bứt rứt trong người, cảm cúm, ho hen, sốt, cơ thể nhiễm độc, chảy máu cam do huyết nhiệt.
Cọng hẹ và bông hẹ xào với thịt bò giúp nhuận trường, thanh nhiệt, mát huyết.