Có nhiều khách hàng lần đầu đặt hàng măng tây với người nông dân, sau khi cầm bó măng lên thì băn khoăn: sao tui mua măng tây trong siêu thị, nó nhỏ chút chút hà. Măng này lớn quá, liệu có phải thúc ép gì nó không, có an toàn không?
Có nhiều khách hàng lần đầu đặt hàng măng tây với người nông dân, sau khi cầm bó măng lên thì băn khoăn: sao tui mua măng tây trong siêu thị, nó nhỏ chút chút hà. Măng này lớn quá, liệu có phải thúc ép gì nó không, có an toàn không?
Có khách thì lại thông cảm nhưng kèm theo nghi ngờ: chắc ép cho nó bự già chát rồi bán cho được kg phải không?
Ngoài việc gây hoang mang cho khách hàng, thì việc thiếu câu chuyện để hầu khách là việc mà người nông dân hễ rảnh thì phải cà kê dê ngỗng ngay nhớ.
Câu hỏi rất nhức nhối là: “CỌNG MĂNG TÂY LỚN CÓ BỊ GIÀ, XƠ?”
Câu trả lời là hoàn toàn KHÔNG. Măng tây cọng lớn thậm chí còn ngọt và giòn hơn loại nhỏ. Cọng măng tây chỉ bị già khi phần búp đã nở ra và phần gốc héo quắt lại. Nếu thường xem các chương trình nấu ăn của nước ngoài, bạn có thể dễ dàng thấy các đầu bếp cũng thường xuyên dùng loại măng tây lớn này.
Măng tây vuonrau.com được trồng ở Đà Lạt, Đơn Dương với thời tiết, đất đai phù hợp và được chăm sóc đúng cách nên phát triển tốt, ăn ngọt, giòn.
Cọng măng tây bị ốm có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu thường là do nhiệt độ trồng quá cao nên cọng măng không thể phát triển lớn. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như sau:
1. Cây măng chưa đủ tuổi hoặc quá già
Cây măng quá non hoặc quá già thường sẽ không phát triển được tối đa, đây là lí do mà những người trồng măng tây thường không thu hoạch trong khoảng 3 năm đầu tiên và trồng lại vụ mới sau khoảng 10 năm trồng.
2. Thiếu chất dinh dưỡng
Cây măng tây cần nhiều chất dinh dưỡng để có thể phát triển thành cây khoẻ mạnh và duy trì được trong nhiều năm. Nếu bón không đủ phân hoặc thiếu chất sẽ làm cho cây măng tây bị còi cọc, chất dinh dưỡng trong cọng măng tây cũng không cao.
Măng tây tại vuonrau.com dùng phân trùn quế làm nền và bón phân hữu cơ tự ủ liên tục để đảm bảo cây măng tây đủ chất và phát triển tốt nhất.
3. Rễ không đủ sâu
Rễ cây măng tây có xu hướng tự di chuyển lên gần mặt đất, nếu không để ý đến độ sâu của rễ, cây măng tây có thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và yếu dần.
4. Chăm sóc không đúng cách
Thu hoạch quá dày, tỉa sai cách cũng có thể làm cho cây măng tây không thể phát triển tiếp hoặc chậm phát triển.
Cây măng tây có thể trồng và thu hoạch trong nhiều năm nhưng cũng mất nhiều năm để có thể bắt đầu thu hoạch, và cần nhiều dinh dưỡng cũng như chăm sóc liên tục để cây phát triển tốt nhất, vì vậy giá thành măng tây thường cao hơn nhiều so với các loại khác.
Trồng măng tây không phải là việc dễ dàng, khách hàng cũng chưa quen cách ăn, nên trồng đã khó, vào bếp mọi người còn khó hơn, âu nghề chơi cũng lắm công phu vậy.