Thành phần chính của trái bí đao gồm nước và không có chất béo, với hàm lượng natri rất thấp. Vì vậy, tác dụng của bí đao (hay bí xanh) trị liệu tốt đối với bệnh xơ cứng động mạch, mộng mạch vành tim, tăng huyết áp, viêm thận, ung nhọt, phù thũng…
Dưới đây là một số áp dụng cụ thể của bí đao để điều trị một số loại bệnh:
- Chữa đái không thông do bàng quang nhiệt, hoặc đái đục ra chất nhầy: Vỏ bí đao sắc đặc, uống nhiều đái sẽ thông.
- Chữa phù thũng (cả mình mẩy và mặt đều phù): Bí đao, hành củ, nấu với cá chép ăn thì sẽ khỏi.
Cũng có thể làm như sau: Vỏ bí đao tươi 30g (khô 10g) sắc đặc uống hàng ngày 2 – 3 lần. Uống nhiều cũng không có tác dụng phụ.
- Chữa phù khi có thai: Bí đao và đậu đỏ lượng bằng nhau (khoảng 40g) nấu canh ăn (không cho muối)
- Chữa ung nhọt ở phổi hoặc đại tràng (phế ung, tràng ung): Hạt bí đao, bồ công ạnh, kim ngân hoa, ý dĩ (sống), lá diếp cá, mỗi thứ 40g rễ lau 20g; hạt đào cát cánh, cam thảo mỗi thứ 10g sắc uống.
- Chữa chín mé đầu ngón tay sưng đau: Lấy lá bí đao giã nát, xào với giấm, đắp rịt vào chỗ đau, khô lại thay.
- Trị cảm nắng, phiền khát: Lấy bí đao giã vắt lấy nước, uống nhiều lần sẽ đỡ.
- Ho gà, viêm chi khí quản: Hạt bí đao 15g, trộn thêm ít đường phèncùng giã nát, chiêu nước sôi vào uống ngày 2 – 3 lần.
- Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường – Khát uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều): Thịt trái bí đao 30g, vỏ trái bí đao 30g, hoàng liên 9g sắc uống.
- Chữa hen suyễn: Lấy trái bí non (khi cuống hoa chưa rụng), đem bổ ra nhét đường phèn vào trong, cho vào nồi hấp chín.
- Chữa tàn nhang, làm đẹp da mặt: Hạt bí 350g, hạt sen 30g, bạch chỉ 15g, tất cả nghiền mịn. Hàng ngày sau bữa cơm, uống một thìa bột đó và chiêu bằng nước sôi.
- Thuốc làm đẹp da mặt: Bí đao 1 quả rượu 1500g, nước 1000g, mật ong 500g. Dùng dao tre cạo hết vỏ và cắt bí thành những miếng nhỏ; cho vào nồi đồng, cho rượu và nước vào đun đến khi bí nát nhừ; cho vào rá tre có lót vải lọc lấy nước cốt. Cho nước cốt vào nồi cô thành cao đặc, sau đó cho mật vào đun thêm vài phút. Khi nguội cho vào lọ nút kín, dùng dần. Hàng ngày dùng đũa tre lấy ra một chút, trộn đều với nước bọt, bôi lên mặt và lấy tay xoa đều.
Chú ý: Không cho thuốc tiếp xúc với đồ sắt, làm mất tác dụng.
-Trị trúng độc do ăn cá nóc, tôm và các loại cá khác: Lấy bí đao tươi giã nát, vắt lấy nước, uống thật nhiều.
- Trị xụn lưng do lao động: vỏ bí đao đốt thành than tán bột uống với rượu. Mỗi lần 6g.
- Trị các chứng ung thư:
+ Phối hợp trong ung thư gan có báng: Bí đao 300g, canh sườn lợn 1000ml. Dầu ăn 60g, muối ăn 3g, rượu gạo 9g. BĐ bỏ vỏ, ruột, cắt miếng vuông xào, rồi cho canh sườn lợn nấu sôi nhỏ lửa 15’, thêm gia vị rượu nấu 3’. Ăn tất cả ngày 1 lần, liền một tuần.
+ Ung thư gan trong thời gian xạ trị và sau phẫu thuật Thịt chân giò 100g, măng vụ đông 100g. Nấm hương vụ đông 20g. Giăm bông 30g. Đậu xanh 10-20 hạt. Muối < 4g, dầu vừng 50g. Rượu vang 5g. Các thứ tẩm gia vị cho chín rồi tưới dầu lên.
+ Ung thư họng: Bí đao tươi 300g, hạt ý dĩ 50g, dầu ăn, gia vị. Nấu ý dĩ trước cho bung ra mới cho bí đao vào nấu chín, gia vị. Ăn cái uống nước. Chia 2 lần ăn hết trong ngày.
+ Ung thư trực tràng, kết tràng: đông qua nhân (hạt bí đao) 15g, đại hoàng 10g, đan bì 16g, đào nhân 10g, phác tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Ung thư phổi: Đông qua nhân (hạt bí đao) 15g, sa sâm 15g, sơn dược 20g, cáp phấn 15g, ý dĩ 20g, phục linh 20g, tử sâm 20g, bạch cấp 16g, bối mẫu 10g, đông trùng hạ thảo 5g, chính cam thảo 6g, tam thất 4g, bạch anh 30g, đông qua nhân 20g, lô căn tươi 20g, ý dĩ 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Ung thư tế bào nhung lông thượng bì, chửa trứng: Đông qua nhân 30g, xích tiểu đậu 30g, ngư tinh thảo 30g, bại tương thảo 15g, a giao 15g, tử thảo 10g, đương quy 20g, cam thảo 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Ngoài ra, bí đao còn có tác dụng rất tốt trong việc giảm cân, lấy lại vóc dáng. Tuy nhiên, cách giảm cân bằng bí đao chỉ dành cho những người có nhiều thời gian, kiên trì, ăn kiêng và phải kết hợp vận động, tập thể thao thường xuyên.