Mùa hè, thời tiết nóng bức mà được thưởng thức một cốc nước dâu thì thật tuyệt. Nước dâu không những mang đến cảm giác mát mẻ, sảng khoái cho những ngày hè mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Vậy, tác dụng của nước dâu như thế nào? Cách pha chế nước dâu ra sao? Benh.vn sẽ “bật mí” giúp chúng ta vấn đề này.
Tìm hiểu về quả dâu (có 2 loại: dâu tằm & dâu lưu niên)
- Dâu ta hay còn gọi là dâu tằm, nhiều lá, quả ít và nhỏ, vị chua.
- Dâu lưu niên (dâu Tầu) quả nhiều, to, đỏ, tím mọng, ngọt.
Các thành phần trong quả Dâu
Theo Viện Dược liệu Bộ Y tế, trong quả dâu có:
- Nước 84,71%;
- Đường 9,19% Z (có glucoza, fructoza)
- Axit 80% (có axit malic, axit sucinic)
- Protit 0,36%.
- Tanin, vitamin C, caroten.
Tác dụng của quả dâu
- Bổ thận, dưỡng huyết, khu phong.
- Sáng mắt, tăng lực, chữa táo bón kinh niên.
- Giải được độc của rượu, lợi cho khí và thùy trong cơ thể.
- Người hay đổ nhiều mồ hôi, trẻ con mồ hôi trộm.
- Chữa váng đầu, mất ngủ, ù tai, tiêu khát, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp…
- Phụ nữ bế kinh.