Măng cụt không những ăn ngon, giàu giá trị dinh dưỡng mà còn là một trong những thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe.Quả măng cụt có công dụng giảm cân Măng cụt - nữ hoàng trái cây Măng cụt có tác dụng chữa bệnh
1. Công dụng của quả măng cụt
- Giải nhiệt cơ thể: Măng cụt có chứa một loại vật chất đặc biệt có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt và làm dịu căng thẳng. Đây cũng là lý do măng cụt còn được biết đến như là “khắc tinh” của sầu riêng - một loại quả có thể sinh nhiệt cao. Ở Thái Lan, người ta gọi sầu riêng và măng cụt là “quả vợ chồng”, nếu ăn quá nhiều sầu riêng bị nhiệt trong người thì bạn có thể ăn vài quả măng cụt là giảm hẳn ngay.
- Phục hồi cơ thể khi suy nhược: Trong măng cụt còn giàu protein và các loại lipit, có tác dụng bồi bổ rất tốt cho cơ thể. Người suy nhược, thiếu dinh dưỡng, người vừa khỏi bệnh đều có thể dung loại quả này để có tác dụng điều dưỡng.
- Phòng ngừa ung thư: Trong măng cụt có hàm lượng cao chất xanthone - một chất có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm mạnh mẽ nên có thể hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, chất này có nhiều trong vỏ nên nó thường được sử dụng làm thuốc trong Đông y.
- Cải thiện tình trạng dạ dày: Chất xanthone trong măng cụt còn có khả năng tiêu diệt sự sinh sôi quá độ của vi khuẩn và giữ cân bằng môi trường axit trong dạ dày, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ phát triển các bệnh dạ dày.
- Chống lão hóa, tăng khả năng miễn dịch: Quả măng cụt có hàm lượng vitamin C và E phong phú. Đây là hai dưỡng chất có công dụng nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì thế, ăn măng cụt mỗi tuần sẽ giúp chống lão hóa, tăng sức đề kháng...
Tuy nhiên, do măng cụt có tính hàn nên cần tránh ăn chung với dưa hấu, đậu tương, bia rượu, bí đao, lá sen… Nếu không cẩn thận mà ăn quá lượng thì có thể dung đường đỏ nấu trà gừng để giải hàn.
Ngoài ra, măng cụt còn chứa thành phần đường khá cao vì vậy người béo phì nên hạn chế ăn quả này. Măng cụt cũng có thành phần kali tương đối cao, cho nên người mắc bệnh thận và tim mạch cũng phải thận trọng khi ăn.
2. Lựa chọn măng cụt thế nào cho đúng
Trước hết, bạn xem màu sắc phần cuống nếu màu xanh lục có nghĩa là quả càng tươi. Nếu màu đã chuyển sang nâu hay đen thì măng cụt đã để lâu ngày.
Tiếp theo, dùng ngón tay cái ấn nhẹ một chút nếu vỏ quả có tính đàn hồi có nghĩa là quả tươi. Nếu vỏ quả cứng thì bạn nên chọn quả khác.
Sau khi đã xem cuống và vỏ, bạn có thể xin người bán thử một quả và tách nó ra, đếm xem phần cùi trắng bên trong quả có bao nhiêu “miếng”. Thông thường nó sẽ có từ 4 đến 8 miếng cùi, số lượng này cũng chính là số lượng múi thịt quả. Cùi càng nhiều thì múi càng nhiều, múi càng nhiều thì hạt càng nhỏ. Phần hạt măng cụt bạn cũng có thể ăn luôn mà không cần bỏ.